Có một sự thật là ngành điều dưỡng tại Nhật suốt bao năm qua vẫn luôn thiếu nguồn nhân lực trầm trọng bởi công việc vất vả, làm ca đêm, cần phải có sự tập trung cao trong công việc. Chính vì vậy, không chỉ viện dưỡng lão mà chính phủ Nhật cũng cực kỳ quan tâm và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ dành cho các điều dưỡng viên nước ngoài.
Đâu là cơ hội và thách thức khi sang nhật làm điều dưỡng, hãy cùng Shinro đọc bài viết dưới đây nhé!
KHÓ KHĂN NÀO KHI SANG NHẬT LÀM ĐIỀU DƯỠNG?
- Trình độ tiếng Nhật kém chính là rào cản lớn nhất khiến các em sẽ gặp khó khăn trong việc giao tiếp với đồng nghiệp và người cao tuổi.
- Tính chất công việc của điều dưỡng viên khá nhiều và vất vả như: chăm sóc và theo dõi sức khỏe người cao tuổi, vệ sinh phòng bệnh, phản hồi và báo cáo với bác sĩ khi có trường hợp khẩn cấp. Cần phải tập trung cao độ để hoàn thành công việc tốt nhất.
- Điều dưỡng là một ngành đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và tính kỷ luật cao. Trong khoảng thời gian đầu khi sang Nhật làm điều dưỡng, nhiều em sẽ cảm thấy áp lực, khó khăn thậm chí là bỏ việc ngang khi làm việc tại viện dưỡng lão nếu như không rèn luyện bản thân nghiêm túc.
- Thời gian và tính chất công việc gò bó và ít có thời gian cho bản thân, cường độ làm việc liên tục nên nhiều em đã bỏ cuộc hoặc bị chính viện dưỡng lão sa thải
- Được phép tăng ca, làm thêm giờ kể cả làm ca đêm
TUY VẤT VẢ LÀ VẬY, NHƯNG NẾU THEO ĐUỔI LÂU DÀI CÁC EM SẼ CÓ ĐƯỢC…
Môi trường làm việc kỷ luật
Làm việc trong môi trường nguyên tắc sẽ giúp các em rèn luyện đức tính cẩn thận, chỉn chu, tính kỷ luật cao trong công việc: không được đi làm muộn, làm việc riêng hay biết cách sắp xếp công việc.
Ngoài ra, các em cũng sẽ được chỉ dẫn, học hỏi và trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong ngành điều dưỡng
Sang Nhật làm điều dưỡng các em tiếp cận trang thiết bị y tế hiện đại, các kỹ năng trong công việc để khi trở về nước hoặc di chuyển qua viện dưỡng lão khác, các em sẽ không còn bỡ ngỡ
Mức lương cao nhất trong tất cả các ngành tại Nhật
3 yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của các em trong ngành điều dưỡng là: trình độ chuyên môn, vị trí làm việc, khu vực làm việc.
Mức lương trung bình của ngành điều dưỡng cao nhất tại Nhật thu nhập trung bình của một điều dưỡng viên mới ra trường dao động từ 25 triệu – 30 triệu/tháng. Nếu kinh nghiệm 1 năm trở lên, mức lương sẽ là 32-35 triệu/tháng.
Khi sang Nhật làm điều dưỡng các em phải hiểu được rằng yêu cầu công việc càng cao sẽ tương ứng với mức lương hấp dẫn, chính vì điều này các em cần trau dồi cho mình kinh nghiệm làm việc đồng thời phải có được chứng chỉ quốc gia về điều dưỡng và giao tiếp tiếng Nhật tốt đạt được mức lương 40-55 triệu/tháng là điều không khó.
Thu nhập của ngành điều dưỡng sẽ phụ thuộc vị trí và quy định lương của vùng đó, đối với các thành phố ngoại ô thì mức lương và mức sống sẽ thấp hơn các vùng như Tokyo, Osaka, Kyoto… Các em cũng cần tìm hiểu kỹ hoặc hỏi những người đi trước về khu vực viện dưỡng lão mà các em mong muốn.
Tuy nhiên, không phải con đường nào cũng trải đầy hoa hồng, mỗi một ngành nghề đều có những ưu nhược điểm riêng, nếu các em thấu hiểu bản thân mình muốn gì, nghề nghiệp tương lai ra sao để theo đuổi đúng ngành nghề mà các em yêu thích.
Chế độ phúc lợi như người Nhật
Vì tính chất công việc vất vả, tăng ca khá nhiều nên chế độ phúc lợi của ngành điều dưỡng viên luôn được đặt lên hàng đầu. Không chỉ là chế độ của viện mà chính phủ Nhật cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ để giữ chân điều dưỡng viên làm việc lâu dài tại Nhật.
Lương thưởng xứng đáng, chế độ bảo hiểm đầy đủ, định cư lâu dài tại Nhật – đây chính là một trong những lý do mà ngành điều dưỡng tại Nhật vẫn luôn nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều học sinh.
Cơ hội thăng tiến rộng mở
Để có được một tương lai tốt hơn ngành điều dưỡng, cần phải có thời gian dài để trau dồi kiến thức, năng lực chuyên môn và bằng chứng chỉ điều dưỡng quốc gia cũng là một yếu tố quan trọng khi các em mở dịch vụ tại nhà. Các em sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trí quản lý điều dưỡng hoặc trưởng ca, hoặc các em cũng sẽ được đề bạt lên vị trí nghiên cứu và đưa ra kế hoạch điều dưỡng tổng thể hoặc
Chính vì vậy, sang Nhật làm điều dưỡng không hề đơn giản, các em cần phải thực sự đam mê, yêu nghề thì mới có thể gắn bó lâu dài với nghề điều dưỡng này.
Lời kết
Ngành điều dưỡng vất vả là thế, nhưng trên gương mặt của điều dưỡng viên Việt Nam nói riêng luôn hiện hữu nụ cười trên môi. Mọi khó khăn đều sẽ qua đi nếu chúng ta có mục tiêu phía trước, cố gắng. Khi đã sang Nhật làm điều dưỡng, Shinro hy vọng các em vẫn giữ được sự lạc quan, tinh thần học hỏi và làm việc trách nhiệm để khi ở Nhật hay về Việt Nam các em sẽ có được tay nghề chuyên môn cao để tiếp tục gắn bó ngành điều dưỡng này.