Để đáp ứng thủ tục và hoàn tất hồ sơ du học nhật bản, các em cần chuẩn bị kĩ càng bởi vì vấn đề hồ sơ sẽ quyết định cơ hội du học hay không.
Bài viết này sẽ liệt kê đầy đủ những giấy tờ và số lượng cần thiết để các em có thể chuẩn bị một cách tốt nhất, nhanh nhất cho ước mơ du học Nhật Bản.
Mẫu hồ sơ du học Nhật Bản gồm những gì?
Tùy theo thủ tục du học Nhật Bản trong các bước làm hồ sơ, học viên cần nộp những loại giấy tờ khác nhau.
Sau đây là 11 loại giấy tờ, hình ảnh bắt buộc phải có trong quy trình làm hồ sơ du học Nhật Bản thành công.
Các giấy tờ tùy thân
Giấy tờ tùy thân chắc chắn không thể thiếu trong bất cứ hồ sơ hành chính nào. Nhưng khi nộp những giấy tờ này cần lưu ý 3 điều sau:
+ Giấy tờ đều phải photo trên giấy A4 và trên 1 mặt giấy
+ Tất cả các bản công chứng phải làm mới trong vòng 3 tháng trở lại đây.
+ Các thông tin: họ tên (kể cả tên đệm), ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, số chứng minh nhân dân (CMND), ngày cấp nơi cấp CMND, … của tất cả các thành viên gia đình trong các giấy tờ liên quan dưới đây phải đồng nhất với nhau.
Ảnh chụp chân dung
- Ảnh 3×4: 10 chiếc
- Ảnh 4,5 x 4,5: 2 chiếc
- Ảnh 4×6: 2 chiếc
– Số lượng: tổng 14 chiếc
– Ghi chú: nền trắng, áo trắng mới chụp trong vòng 3 tháng và chưa sử dụng ở hồ sơ nào khác.
Học bạ cấp 3 (học sinh tốt nghiệp cấp 3)
– Bảng điểm (sinh viên đang học hoặc đã tốt nghiệp THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học)
– Số lượng: 3
– Ghi chú: 3 bản photo công chứng + bản gốc
Lưu ý:
- Nếu học liên thông thì phải nộp cả bằng và bảng điểm của các cấp dưới (3 bản photo công chứng + bản gốc)
- Nếu chỉ tốt nghiệp Trung cấp, trường Nghề (khóa 2 năm) thì phải nộp cả bằng tốt nghiệp + học bạ cấp 3 (3 bản photo công chứng + bản gốc)
Bằng tốt nghiệp cấp 3 hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (học sinh tốt nghiệp cấp 3)
– Giấy xác nhận sinh viên (sinh viên đang học) hoặc bằng tốt nghiệp (sinh viên đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học)
– Số lượng: 3
– Ghi chú: 3 bản photo công chứng + bản gốc
Lưu ý:
- Nếu học liên thông thì phải nộp cả bằng và bảng điểm của các cấp dưới (3 bản photo công chứng + bản gốc)
- Nếu chỉ tốt nghiệp Trung cấp, trường Nghề (khóa 2 năm) thì phải nộp cả bằng tốt nghiệp + học bạ cấp 3 (3 bản photo công chứng + bản gốc)
Giấy khai sinh
– Số lượng: 2
– Ghi chú: bản photo công chứng: phải có số hiệu, số quyển ở góc phải trên cùng
Thẻ căn cước/CMND của học sinh
– Số lượng: 2
– Ghi chú: bản photo công chứng: phải rõ mặt, rõ số và thời hạn cấp chứng minh thư không quá 15 năm. Nếu gặp phải các vấn đề trên đây thì phải xin cấp lại chứng minh thư mới bổ sung ngay.
Thẻ căn cước/CMND của người bảo lãnh
– Số lượng: 2
– Ghi chú: bản photo công chứng: phải rõ mặt, rõ số và thời hạn cấp chứng minh thư không quá 15 năm. Nếu gặp phải các vấn đề trên đây thì phải xin cấp lại chứng minh thư mới bổ sung ngay.
Sổ hộ khẩu có thông tin của học sinh
– Số lượng: 2
– Ghi chú: bản photo công chứng
Lưu ý: Nếu người bảo lãnh không chung hộ khẩu với học sinh thì phải nộp cả hộ khẩu của người bảo lãnh.
Giấy tờ người bảo lãnh
– Số lượng: mỗi loại 3 bản
– Ghi chú: bản công chứng
Lưu ý:
+ Đối với hộ kinh doanh riêng: giấy phép kinh doanh, giấy khai thuế môn bài 3 năm gần nhất.
+ Đối với công nhân viên chức: giấy xác nhận bảng lương (bổ sung: giấy phép kinh doanh, giấy khai thuế môn bài 3 năm gần nhất của công ty, cơ quan đang làm việc).
+ Đối với hộ làm nông nghiệp: sổ đỏ nhà đất hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Giấy xác nhận bảng lương của công ty phải có thông tin đầy đủ: tên công ty, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế.
Sổ hộ chiếu
– Số lượng: 1
– Ghi chú: bản gốc (có thể nộp bổ sung sau, nhưng phải sớm hơn ít nhất 2 tháng trước thời điểm dự định xuất cảnh)
Giấy xác nhận công việc học sinh (nếu đã từng đi làm)
– Số lượng: 3
– Ghi chú: bản gốc do công ty bạn đã làm ký, đóng dấu ghi rõ làm từ tháng/năm nào đến tháng/năm nào (phải có thông tin: tên công ty, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế)
Giấy tờ khác
– Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật (JLPT, NAT-TEST, TOPJ, JTEST, … cấp độ N1-N5)
- Số lượng: 2
- Ghi chú: bản gốc bằng + bảng điểm chi tiết đi kèm
Nếu là Thực tập sinh đã về nước
– Chứng chỉ Jitco – chứng nhận hoàn thành phái cử Thực tập sinh
– Hợp đồng Thực tập sinh
- Số lượng: mỗi loại 1 bản
- Ghi chú: bản gốc + 3 bản công chứng
Lưu ý:
+ Ngoài ra, nộp thêm mỗi loại 2 bản photo không cần công chứng.
+ Trong quá trình làm hồ sơ, đội ngũ tư vấn sẽ hướng dẫn chi tiết và theo trình tự. Các em hãy an tâm vì sẽ không phải thiếu xót bất kì giấy tờ nào đâu nhé!
Chi phí làm hồ sơ & thủ tục du học Nhật Bản
Hiện nay, Shinro là đơn vị du học có đa dạng các chương trình và nhận làm hồ sơ du học Nhật Bản có chi phí thấp nhất Việt Nam.
Cụ thể, tổng chi phí làm hồ sơ và thủ tục đi du học Nhật Bản các chương trình, học bổng có mức giá như sau:
STT | Chương trình / Học bổng | Chi phí trọn gói |
1 | Du học tự túc | 22,000,000 |
2 | Du học việc làm 14 ngành visa đặc định | 26,000,000 |
3 | Du học việc làm Nhà hàng – Khách sạn | |
4 | Du học nghề (senmon) Nhật Bản | |
5 | Học bổng kiến trúc Nikken | |
6 | Học bổng Nhà hàng Sukiya | |
7 | Học bổng hệ dự bị đại học Bekka | |
8 | Học bổng trường Nhật: miễn phí KTX – học phí | |
9 | Đại học ngắn hạn Imabari | |
10 | Du học việc làm kỹ sư | |
11 | Du học Đại học – Thạc sĩ – Tiến sĩ | |
12 | Học bổng Báo Asahi | 58,000,000 |
13 | Học bổng Báo Yomiuri | |
14 | Học bổng Báo Sankei | |
15 | Học bổng y ta, điều dưỡng Niigata | 45,000,000 |
16 | Học bổng điều dưỡng Fukuoka | |
17 | Học bổng điều dưỡng Trinity | |
18 | Học bổng điều dưỡng Anabuki | |
19 | Học bổng điều dưỡng Sasayama | |
20 | Học bổng Báo Daniel | 49,500,000 |
>>Tham khảo: Thông tin chi tiết 18 chương trình – học bổng du học Nhật
10 bước làm hồ sơ du học Nhật Bản
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan đến lý lịch cá nhân, ảnh thẻ
Bước 2: Chuẩn bị các loại bằng cấp cần thiết, các bảng điểm liên quan
Bước 3: Xác nhận việc làm của bản thân (nếu có)
+ Nếu khoảng thời gian từ lúc tốt nghiệp (bằng cấp cuối cùng) đến thời điểm làm hồ sơ du học từ 6 tháng trở lên thì các em cần phải làm 1 bản xác nhận công việc đã làm trong khoảng thời gian đó.
+ Phải có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan nơi bạn xin xác nhận công việc.
Bước 4: Các giấy tờ chứng minh năng lực tài chính
Để đảm bảo cho việc đi du học của các em được suôn sẻ, thì hầu hết tất cả các trường bên Nhật bản cũng như Cục quản lý lưu trú xuất nhập cảnh Nhật Bản sẽ yêu cầu du học sinh phải nộp các giấy tờ chứng minh được năng lực tài chính của gia đình. Trong đó,
+ Các em cần chứng minh được công việc hiện tại và mức thu nhập của bố mẹ (người bảo lãnh) là công việc ổn định và có mức thu nhập đủ để chi trả chi phí du học của học sinh.
+ Phải chứng minh được, hiện tại gia đình học viên đang có một khoản tiền tiết kiệm đủ để chi trả kinh phí du học
+ Khi đã hoàn thành những giấy tờ trên, các em sẽ phải làm 1 bản giải trình hình thành tài sản. Giải thích được quá trình để có được số tiền trong sổ tiết kiệm ngân hàng ( quá trình thu – chi- tiết kiệm ).
+ Cuối cùng là người bảo lãnh sẽ ký vào để nộp hồ sơ.
Vậy phải làm cách nào để chứng minh tài chính du học Nhật
+ Các trường Nhật Bản sẽ yêu cầu các em nộp bản sao sổ tiết kiệm và bản xác nhận số dư sổ tiết kiệm để chứng minh điều đó.
+ Như vậy, gia đình các em phải mở một sổ tiết kiệm với số tiền khoảng từ 550 triệu vnđ trở lên và sổ tiết kiệm phải đứng tên người bảo lãnh của học viên.
+ Sau đó học viên sẽ xin một bản sao sổ tiết kiệm và một bản xác nhận số dư để nộp hồ sơ.
+ Đối với học sinh không đủ điều kiện chứng minh tài chính du học Nhật, Shinro sẽ hỗ trợ dịch vụ riêng. Bên cạnh đó, các em cũng có thể tham gia các chương trình du học Nhật không cần chứng minh tài chính.
Bước 5: Chuẩn bị các giấy tờ giải trình khác
+ Yêu cầu các thông tin của học viên và người thân ( bố, mẹ ) trong hồ sơ phải khớp nhau, có tính logic.
+ Các em phải kiểm tra thật kỹ các thông tin trong các giấy tờ gốc như bằng cấp, học bạ, bảng điểm, giấy khai sinh, CMND, sổ hộ khẩu.
+ Nếu có sự sai lệch thông tin thì học viên sẽ phải xin đính chính lại thông tin sai lệch ở giấy tờ đó hoặc là làm bản giải trình giải thích lý do vì sao có sự sai lệch đó và xin xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Bước 6: Ngoài những giấy tờ cơ bản cần chuẩn bị cả sơ yếu lý lịch
- Thông thường, nhà trường sẽ gửi cho học sinh sơ yếu lý lịch theo form của nhà trường.
- Các em sẽ điền đầy đủ thông tin của mình vào đấy.
- Sau đó học viên và người bảo lãnh sẽ ký vào form để nộp hồ sơ.
- Form sơ yếu lý lịch của trường có cả tiếng Nhật và tiếng Anh, nên các em có thể yên tâm rằng, nếu tiếng Nhật của mình chưa giỏi thì vẫn có thể dùng tiếng anh để khai form.
Bước 7: Chuẩn bị chứng chỉ tiếng Nhật
+ Hiện nay các trường Nhật Ngữ đều yêu cầu khi nộp hồ sơ, các em phải nộp cả chứng chỉ tiếng Nhật yêu cầu ở mức tối thiểu là sơ cấp N5.
+ Tùy vào việc chọn trường, chọn thời điểm du học mà yêu cầu về trình độ tiếng Nhật cũn sẽ khác nhau.
+ Các em cần lưu ý đến điều kiện tiếng Nhật để tham gia thi lấy bằng chứng chỉ cho phù hợp.
+ Nếu các học viên đăng ký du học Nhật Bản nhưng vẫn chưa biết về tiếng Nhật thì tại Shinro, chúng tôi có tổ chức các lớp học tiếng, luyện thi các kỳ thi JLPT cho các em du học sinh.
Bước 8: Dịch thuật
+ Sau khi đã hoàn thiện đầy đủ các giấy tờ cần thiết, các em sẽ phải công chứng dịch thuật hồ sơ du học sang tiếng Nhật.
+ Nếu tiếng Nhật của học viên chỉ đạt ở trình độ N5, N4 thì chắc chắn sẽ không đủ khả năng để dịch thuật được một bộ hồ sơ du học.
+ Tại Shinro, đội ngũ hồ sơ sẽ giúp các em hoàn thành đầy đủ hồ sơ, thực hiện các bước và dịch thuật hồ sơ sang tiếng Nhật.
+ Với đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm trong việc dịch thuật hồ sơ du học sẽ đảm bảo tính chính xác nhất, giúp các em du học sinh đật tỉ lệ đậu cao hơn.
Bước 9: Kiểm tra lại hồ sơ và gửi hồ sơ cho trường
+ Sau khi hoàn thành các bước trên các em sẽ gửi hồ sơ cho trường bên Nhật.
+ Các em nên scan lưu lại bản mềm trước khi gửi hồ sơ gốc sang trường.
+ Sau khi gửi sang trường, cần liên hệ với bên chuyển phát xem hồ sơ của mình đã được gửi tới nhà trường chưa và xác nhận với nhà trường xem đã nhận được hồ sơ chưa.
+ Nếu hồ sơ bị thất lạc, hãy yêu cầu bên chuyển phát xử lý kịp thời cho mình, tránh để lỡ thời gian nộp hồ sơ lên cục.
+ Tại Shinro việc gửi hồ sơ cho nhà trường cũng nằm trong việc hỗ trợ các em làm hồ sơ du học, nên các em hoàn toàn có thể yên tâm rằng hồ sơ của các em sẽ không bị thất lạc.
Bước 10: Sẵng sàng phỏng vấn du học Nhật Bản
+ Trường Nhật sẽ gọi điện để thông báo xác nhận hồ sơ và sắp xếp phỏng vấn.
+ Trường sẽ phỏng vấn các em sau khi nhận được hồ sơ du học với những câu hỏi thường đơn giản để xác nhận lại thông tin trong hồ sơ.
+ Khi hồ sơ của các em đã được nhà trường nộp lên cục, thì học viên phải luôn trong tâm thế sẵn sang để trả lời điện thoại khi cục gọi về. Họ sẽ hỏi lại các em về các thông tin trong hồ sơ.
+ Khi trường Nhật thông báo gọi điện phỏng vấn, với những học viên đã lựa chọn Shinro để hỗ trợ làm hồ sơ sẽ được Trung tâm thông báo và giúp các em chuẩn bị các câu trả lời khi phỏng vấn du học Nhật với trường. Đảm bảo tỉ lệ đậu phỏng vấn với trường cao và gây ân tượng tốt.
Trên đây là các bước để làm hồ sơ du học Nhật Bản. Quy trình làm hồ sơ là chuỗi các công việc cần được phối hợp bởi đội ngũ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
Qua đó, các em chỉ cần bổ sung đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo sự hướng dẫn của đội ngũ tư vấn. Toàn bộ mọi thủ tục, Shinro sẽ hoàn tất đầy đủ và đảm bảo tỷ lệ đậu hồ sơ cho học viên cao nhất.
Làm hồ sơ xin visa đi du học Nhật
Xin COE du học Nhật
Quá trình xin visa đi du học Nhật Bản sẽ được tiến hành khi học sinh có được COE – giấy chứng nhận Tư cách lưu trú, do Cục quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản hợp pháp cho du học sinh người nước ngoài.
Tùy vào từng đối tượng du học sinh thì hồ sơ COE sẽ yêu cầu các giấy tờ khác nhau. Thông thường hồ sơ xin COE gồm:
- Học bạ cấp 3, Bằng cấp 3 hoặc giấy tốt nghiệp tậm thời : Gốc + công chứng
- Bằng + bảng điểm Trung cấp, Cao đẳng/ Đại học: Gốc + công chứng (nếu có)
- Hồ sơ chứng minh tài chính, thu nhập, tài sản.
- Sơ yếu lý lịch, giấy tờ tùy thân ( hộ khẩu, CMND, giấy khai sinh) công chứng.
- Bản scan hộ chiếu.
- Tóm tắt khả năng kinh nghiệm làm việc.
- Ảnh thẻ cỡ 4×3 được chụp trong 3 tháng gần nhất.
- Các giấy tờ liên quan và bản dịch sang tiếng Nhật theo chỉ định của bên công ty du học
Lưu ý: Hồ sơ học tập của học viên cần được xác thực VN-NARIC – Shinro sẽ đảm nhận vai trò hoàn tất.
Các giấy tờ xin COE như trên, cũng chính là các giấy tờ cần thiết để làm hồ sơ du học ở đầu bài viết. Học viên chỉ cần chuẩn bị giấy tờ theo hướng dẫn. Tất cả quy trình sẽ được Shinro hoàn tất trọn vẹn.
>>Xem thêm:
- Xin tư cách lưu trú tại Nhật (COE) mất bao lâu?
- Các lỗi trượt COE Nhật và bí quyết tăng tỷ lệ đậu cao nhất
Xin visa đi du học Nhật
Visa du học Nhật Bản là một trong những loại hình visa được đăng ký cấp nhiều nhất tại Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán Nhật Bản. Việc chuẩn bị bộ hồ sơ xin visa đầy đủ và chính xác sẽ giúp cho tỉ lệ đậu visa của các em cao nhất.
Những loại giấy tờ cần có khi làm hồ sơ xin visa đi Nhật
✔️Mẫu đơn xin visa du học Nhật Bản có dán hình 4,5 x 4,5
✔️ COE gốc + bản photo
✔️ Giấy xác thực VN-NARIC
✔️ Chứng chỉ năng lực tiếng Nhật
✔️ Giấy nhập học do trường cấp
✔️ Hộ chiếu
Về phần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục xin visa đi Nhật du học này, các em cũng không cần phải lo lắng quá nhiều. Đội ngũ chuyên gia tại Shinro luôn luôn hỗ trợ và tiến hành làm giúp các em.
>>Xem thêm: Phỏng vấn xin visa du học Nhật Bản cần những gì?
Tự làm hồ sơ du học Nhật Bản có được không?
Học viên hoàn toàn có thể tự làm hồ sơ du học Nhật như các bước trên. Tuy nhiên, Shinro muốn chia sẻ thật tình rằng, tỷ lệ đậu hồ sơ nếu tự làm mà không có người hướng dẫn thì khả năng rớt hồ sơ gần như là 100%. Như vậy, thật là uổng phí công sức, tiền bạc và thời gian của các em có đúng không? Thẫm chí mất luôn cơ hội du học vào năm đó, năm sau.
Bởi vì, quy trình làm hồ sơ du học Nhật có nhiều bước phức tạp, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên gia để hoàn thành 1 bộ hồ sơ thành công.
Hơn nữa, quá trình làm hồ sơ cần nhiều mối quan hệ với trường Nhật, trình độ tiếng Nhật cao, hiểu rõ quy định Nhật, các bước giải quyết phát sinh khó khăn,… Vì vậy, Shinro hy vọng các em có thể hiểu được sự cố gắng của đội ngũ hồ sơ là như thế nào.
Thay vào đó, các em hãy tin tưởng và giao trọng trách tương lai của mình đến Shinro. Shinro cam kết sẽ hỗ trợ xuyên suốt và đảm bảo cho các em một bộ hồ sơ hoàn mỹ với tỷ lệ đậu cao nhất.
Vì sao nên chọn Shinro là nơi làm hồ sơ du học Nhật Bản
Các bước làm hồ sơ du học Nhật Bản tại Shinro sẽ được đội ngũ hồ sơ chuyên nghiệp xử lý nhanh gọn và hỗ trợ trên toàn quốc.
Sau đây là những ưu điểm của Shinro trong việc làm hồ sơ du học Nhật Bản:
+ Giải trình các thông tin không đồng nhất giữa các giấy tờ.
+ Định hướng chọn người bảo lãnh phù hợp
+ Giải pháp chứng minh thu nhập, tài chính của người bảo lãnh.
+ Hướng dẫn trọn gói các thủ tục công chứng, làm passport, visa.
+ Hướng dẫn trả lời phỏng vấn, trả lời xác minh thông tin từ Trường và Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản.
+ Xử lý Các hồ sơ rớt COE 1 lần, cựu thực tập sinh mong muốn đi du học.
>> Tham khảo thêm:
- Tổng chi phí du học Nhật Bản mới nhất
- Du học Nhật Bản nên chọn ngành gì đảm bảo việc làm 100%
- 10 Điều kiện đi du học Nhật Bản đầy đủ và mới nhất
Trên đây là tất những thông tin về hồ sơ du học Nhật Bản và chi phí cụ thể từng chương trình. Shinro đã giúp hơn 600 học viên du học thành công và luôn đạt tỷ lệ đỗ visa cao nhất. Hãy lựa chọn Shinro cho một tương lai đầy triển vọng.
Ngay bây giờ, các em hãy nhắn tin trực tiếp Messenger hoặc đăng ký form liên hệ bên dưới để nhận ngay các thông tin chi tiết về hồ sơ cần chuẩn và lộ trình du học.