Để chuẩn bị cho du học Nhật Bản là một quá trình không hề đơn giản. Việc chọn được trường Nhật phù hợp, qua được cuộc phỏng vấn của trường Nhật các em đều phải chuẩn bị rất nhiều về cả tinh thần lẫn vật chất. Lần đầu tiên đến Nhật du học, các em hẳn sẽ không biết mình cần hoàn tất những thủ tục gì trước. Hãy cùng Shinro tìm hiểu về Các thủ tục sau khi tới Nhật Bản cần làm nhé!
Trong vòng 14 ngày sau khi đã xác nhận chỗ ở mới, các em phải xuất trình thẻ cư trú cho cơ quan quản lý hành chính địa phương gần nhất để làm thủ tục đăng ký chuyển nhập cư trú.
Khi đăng ký cư trú (đăng ký địa chỉ) được hoàn tất thì địa chỉ của các em sẽ được viết vào mặt sau của Thẻ lưu trú
Thẻ cư trú được cấp cho đối tượng là người nước ngoài cư trú dài hạn tại Nhật (từ 3 tháng trở lên).
Trước đây, người nước ngoài có nghĩa vụ mang theo hộ chiếu, nhưng bây giờ đã được thay thế bằng thẻ cư trú, có kích thước nhỏ gọn hơn để cất được trong ví. Trên thẻ sẻ ghi rõ những thông tin của các em và chi tiết ngày tháng các em lưu trú tại Nhật và ở đây với tư cách gì.
Phía sau thẻ còn có phần đóng dấu được quyền làm thêm 28 tiếng/tuần. Nếu các em muốn làm thêm mà không có dấu này sẽ không xin được việc làm nên hãy chú ý khi làm thủ tục nhập cảnh nhé.
Mã số cá nhân sẽ được cấp cho mọi cá nhân ngay cả người nước ngoài cũng được cấp miễn là các em đã đăng ký cư trú tại Nhật Bản. Lưu ý không để người khác thấy mã số của mình.
Nhiều dịch vụ hành chính được cấp cho sinh viên quốc tế qua mã số cá nhân giống với các dịch vụ dành cho người Nhật. Ngay cả khi các em trở về nước của mình thì mã số cá nhân vẫn có hiệu lực trong suốt cuộc đời của các em.
Du học sinh sẽ nhận được mã số này tại thời điểm đăng ký chuyển nhập cư trú. Các em sẽ được yêu cầu trình Mã số cá nhân khi đi xin việc làm thêm, đăng ký tham gia bảo hiểm y tế hay nhận/gửi tiền ở ngân hàng, bưu điện…
Ở Nhật Bản, khi muốn sở hữu 1 chiếc điện thoại không đơn giả chỉ là mua sim rồi lắp vào điện thoại như ở Việt Nam. Các em sẽ sử dụng xuyên suốt sim đó trong thời gian ở Nhật và phải đăng ký sim điện thoại đó.
Những du học ở Nhật từ 2 năm trở lên có thể mua smartphone tại Nhật vì thời hạn hợp đồng sử dụng mạng điện thoại ở Nhật thường ít nhất là 2 năm.
Việc tham gia Bảo hiểm sức khỏe quốc dân không phải là tùy chọn mà là nghĩa vụ bắt buộc tham gia (nếu ở Nhật 90 ngày trở lên). Thẻ bảo hiểm sức khỏe quốc dân không có dán ảnh.
Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm là các em sẽ chỉ phải trả 30% chi phí điều trị khi bị thương tích hoặc ốm đau trong thời gian học tập tại Nhật, trừ chi phí điều trị ngoài phần bảo hiểm.
Các em có thể đăng ký tại quầy phụ trách Bảo hiểm sức khỏe quốc dân ở cơ quan quản lý hành chính địa phương. Tiền bảo hiểm hàng tháng có thể thanh toán tại các cửa hàng tiện lợi gần nơi mình ở.
Khi qua Nhật các em cần có con dấu cá nhân để mở được sổ ngân hàng ở Nhật. Trường Nhật ngữ thường sẽ hướng dẫn các bạn lưu học sinh mới đi làm con dấu.
Giá tiền làm con dấu là khoảng 1600 yên ~ 3000 yên. Các em cũng có thể mua con dấu 100 yen (không phải tên bạn) hoặc khắc dấu trước tại Việt Nam.
Khi đã có Thẻ cư trú, Thẻ bảo hiểm sức khỏe quốc dân và số điện thoại liên lạc, thủ tục kế tiếp các em nên làm là mở một tài khoản ngân hàng. Tuy Nhật Bản chuộng việc trả tiền mặt hơn nhưng có 1 tài khoản ngân hàng sẽ thuận tiện hơn cho các em rất nhiều.
Theo quy định chung thì người nước ngoài cư trú chưa đủ 6 tháng ở Nhật sẽ không thể mở tài khoản ngân hàng, nhưng thực tế vẫn có một số ngân hàng hoặc chi nhánh không quá gắt gao với vấn đề này, đặc biệt là các chi nhánh ở gần khu dân cư, trường học hoặc khu vực công sở.
*Một số ngân hàng không yêu cầu người mở tài khoản phải có con dấu.*
Ngân hàng Shinsei
Ngân hàng Suruga
Ngân hàng Mizuho/ MUFG/ Sumitomo Mitsui
Khi đến một đất nước mới học tập và sinh sống, các em du học đối với những thủ tục này chắc chắn sẽ thấy đôi chút khó khăn. Nhưng các em hãy yên tâm vì các thủ tục này sẽ được hỗ trợ và hướng dẫn của trường Nhật ngữ mà các em đã đăng ký du học.
Nhà trường sẽ đón các em từ sân bay và hỗ trợ các em hoàn thiện các thủ tục cần thiết trong thời gian sinh sống tại Nhật Bản. Chính vậy đừng ngại đặt câu hỏi những thắc mắc của mình cho các thầy cô hỗ trợ trong trường các em nhé!
Trên đây là lời giải đáp của Shinro dành cho thắc mắc về các thủ tục sau khi tới Nhật Bản. Hy vọng câu trả lời sẽ cung cấp thêm cho các em những thông tin cần thiết.
Nếu các em có câu hỏi gì về các Chương trình du học Nhật Bản hoặc các vấn đề về du học Nhật Bản, Hãy liên hệ ngay với Shinro qua hotline: (028) 71 001 994 hoặc nhắn tin fanpage để được tư vấn miễn phí.
Các thủ tục sau khi tới Nhật Bản cần làm
- Đăng ký Địa chỉ nơi ở
- Đăng ký làm Thẻ cư trú
- Đăng ký Mã số cá nhân
- Đăng ký mua sim, điện thoại di động
- Đăng ký tham gia Bảo hiểm sức khỏe quốc dân
- Đăng ký làm con dấu (có thể làm trước tại Việt Nam)
- Đăng ký mở tài khoản ngân hàng
Chi tiết các thủ tục cần làm sau khi tới Nhật Bản
Đăng ký địa chỉ nơi ở

Thẻ cư trú – 在留カード

Mã số cá nhân – マイナンバー

Mua điện thoại di động

Xem thêm:
Tham gia Bảo hiểm sức khỏe quốc dân – 国民健康保険

Làm con dấu cá nhân (để mở sổ ngân hàng)

Mở tài khoản ngân hàng

Một gợi ý vài ngân hàng uy tín cho du học sinh
Ngân hàng Yucho Ginko (Japan Post Bank)




Câu hỏi liên quan
Chủ đề khác